Nếu như có một chuyến bay có 100 chỗ ngồi bay từ Hà Nội đến TPHCM. Giá của toàn chuyến bay là 200 triệu đồng bao gồm nhiên liệu bay, lương phi công, tiếp viên, bảo hiểm, sân bãi…
Như vậy, hãng bay phải thu ít nhất là 200 triệu đồng tiền vé để thực hiện chuyến bay. Nếu như các hãng cùng quy định mức giá cho chuyến bay mỗi hành khách phải trả ít nhất 2.200.000vnd và giúp hãng thu được tổng là 220 triệu khi đó hãng bay mới có lãi.
Tuy nhiên, trong 100 hành khách đó không hẳn bất kỳ hành khách nào điều sẵn lòng hay có đủ điều kiện để trả 2.200.000vnđ. Vì có thể có khả năng 100 người có nhu cầu mua vé của chặng bay này đều là sinh viên và không đủ kinh phí để mua vé với giá trên. Nhưng lại có thể, có khoảng 20 doanh nhân sẵn sằng chi ra 4 triệu đồng cho một chiếc vé.
Giả sử hãng bay không thu 2.200.000vnd cho một vé. Nhiều khả năng họ chỉ bán được 20 vé cho doanh nhân tức khi đó hãng chỉ thu về khoảng 80 triệu đồng và chuyến bay sẽ bị lỗ một khoản rất lớn.
Đây chính là lý do vì sao giá vé có sự khác nhau. Vì khi bán vé giá 1.750.000vnđ cho 80 hành hành khách và 20 vé 4 triệu đồng cho doanh nhân khi đó doanh số hãng thu về sẽ là 220 triệu đồng và sẽ đảm bảo hãng có lãi trong chuyến bay.
Lẽ đương nhiên là các hãng hàng không chẳng bao giờ hỏi bạn câu “Anh trả được bao nhiêu?” hoặc “Bạn đi chơi hay bay gấp vì công việc?”… Thay vào đó, họ chỉ đưa ra các mức giá khác nhau thông qua việc mua trước hoặc giới hạn số chỗ với giá rẻ.
Nói theo cách khách, người mua vé đang thực sự mua những thứ khác nhau. Sinh viên bay vào những ngày không thích hợp để có được vé rẻ và phải đặt mua vé từ khá lâu. Doanh nhân trả tiền để mua những chỗ cuối cùng sát giờ bay với mức cao.
Nghe qua, có thể bạn cảm thấy những doanh nhân phải chịu thiệt khi phải mua vé với giá cao. Nhưng nếu xét kỹ hơn những đối tượng mới là đối tượng được hưởng lợi cao hơn nếu được đi máy bay vào phút cuối.
Với cấu trúc giá này, giúp các hãng bay có thể có thể lấp đầy chỗ ngồi, doanh nhân thường bay có nhiều sự lựa chọn. Dù các hãng bay đều muốn thu thêm lợi nhuận, nhưng với chính sách này, họ lại giúp cho mọi người đều có cơ hội được bay.
Ngoài ra sẽ còn một cách dễ hiểu hơn không phải tính toán các con số để giải thích nguyên nhân giá vé máy bay tăng giảm liên tục:
Giá vé máy bay thay đổi liên tục và đặc biệt thường có xu hướng tăng khi càng cận ngày bay. Điều này sẽ tỉ lệ nghịch với số ghế còn trống trên máy bay sẽ ít dần khi gần ngày bay. Do đó hành khách mua vé càng sớm giá vé sẽ càng thấp.
Chặng bay khuyến mại
Chặng bay giá rẻ
Ý kiến bạn đọc